Samsung ra mắt Galaxy M15 5G pin khủng 6.000 mAh
Nếu tết là dịp để gia đình đoàn viên, sum vầy, ai nấy cũng đều tận hưởng những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc bên người thân, thì khi hết tết là lúc nhiều người cảm thấy buồn bã vì lại phải tiếp tục tạm xa gia đình.Lúc này, không ít bạn trẻ đi học, đi làm xa quê chỉ ước rằng hôm nay mới 28, 29 tết để họ được ở nhà lâu hơn. Khoảnh khắc chia tay gia đình để quay lại thành phố tiếp tục đi học, đi làm luôn đong đầy cảm xúc.Sau 2 năm đi làm xa quê, năm nay Đỗ Phúc An (26 tuổi), quê ở xã Giao Nhân, huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định) được về quê đón tết. Thế nhưng, quay qua quay lại đã hết tết và đến ngày anh chàng phải quay trở lại TP.HCM. An tâm sự rằng tối trước hôm lên xe vào lại thành phố đã thao thức đến mất ngủ. “Thà không về, chứ mỗi lần về là lại không muốn đi nữa. Mấy ngày tết khi con cháu trở về đông đủ, sum vầy khiến ông bà nội ngoại vui lắm. Thế nhưng, hết tết thì ai cũng đi, ngôi nhà chỉ còn mỗi ông bà lủi thủi mình thấy thương vô cùng”, An ngậm ngùi. Chàng trai gen Z cho biết ngày về quê vui vẻ, háo hức bao nhiêu thì khi hết tết lại nặng nề và buồn bã bấy nhiêu. Sau 6 năm đi học, đi làm xa nhà thì đây là năm đầu tiên Nguyễn Như Quỳnh (24 tuổi), ngụ tại đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Q.Bình Thạnh (TP.HCM) phải quay lại thành phố vào ngày mùng 5 để chuẩn bị đi làm lại. Quê ở tỉnh Bình Định, mỗi năm chỉ có dịp tết là Quỳnh được ở nhà với gia đình lâu nhất. Vì vậy, khi tết trôi qua cũng là lúc cô nàng cảm thấy đầy tiếc nuối.Quỳnh chia sẻ: “Năm nay mình đi lại sớm nên cảm giác tết trôi qua nhanh hẳn và mọi thứ cũng vội vã nên khá tiếc nuối. Nhất là khi mình chưa có nhiều thời gian quây quần cùng gia đình trong tết. Bố mẹ mình cũng khá buồn vì con gái phải đi sớm. Vì thời gian gấp gáp nên mình tranh thủ cùng bố mẹ đi chúc tết họ hàng, mỗi nơi một chút và gần như tận dụng mọi khoảng thời gian trong tết để được ở bên gia đình”.Quỳnh tâm sự rằng khi rời nhà vào lại thành phố sau kỳ nghỉ tết, cô nàng cũng như mọi người đều cảm thấy bịn rịn và lại đặt câu hỏi rằng liệu quyết định xa nhà lập nghiệp của mình có đúng không. “Mỗi lần ngồi xếp quần áo, hay nhìn thấy cảnh ba mẹ sửa soạn, chuẩn bị đồ cho mình mang vào thành phố là lại cố kìm nén nước mắt”, Quỳnh nói.Sau 6 năm xa quê, lần nào quay trở lại thành phố sau kỳ nghỉ tết, trong Quỳnh cũng đều chất chứa nhiều cảm xúc. Thế nhưng, dù buồn hay tiếc nuối thì công việc và nhiệm vụ vẫn tiếp tục thực hiện nên cô nàng phải chuẩn bị tâm thế lên đường để tiếp tục “cày cuốc”.“Còn rất nhiều điều mới mẻ cho hành trình mới của năm 2025 nên mình mong bản thân sẽ luôn sẵn sàng đón nhận vì luôn có gia đình làm hậu phương. Khi mình có mục tiêu cần chinh phục ở thành phố đó, mình cũng sẽ có động lực để tiếp tục phấn đấu, tạm đánh đổi những ngày tháng xa nhà để theo đuổi mục tiêu”, Quỳnh chia sẻ.Đã lên xe trở lại TP.HCM vào ngày mùng 4 tết, cảm xúc của Ngô Thị Mỹ Trang (24 tuổi), nhà ở xã Bình Tú, huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) cũng vô cùng ngậm ngùi. “Đang ở nhà vui vẻ tự dưng phải vào lại thành phố khiến mình buồn lắm. Dư âm của mấy ngày nghỉ tết vẫn còn nguyên đó. Năm nay mới mùng 4 tết mình đã phải đi lại nên nỗi buồn càng nhân đôi. Xa nhà nhiều năm rồi, nhưng cứ mỗi lần kéo vali rời đi là mình lại ứa nước mắt. Có lẽ chỉ những ai đi học, đi làm xa quê mới hiểu được cảm giác này”, Trang bồi hồi chia sẻ. Đây là năm đầu tiên phải quay trở lại TP.HCM vào ngày mùng 5 tết, cảm xúc của Võ Phan Hoài Sơn (23 tuổi), ngụ tại đường Mã Lò, Q.Bình Tân (TP.HCM) cũng vô cùng khó tả. “Các năm trước còn là sinh viên nên được nghỉ tết dài ngày, hầu như năm nào cũng qua rằm tháng Giêng mình mới trở lại thành phố. Năm nay thì phải đi rất sớm, cảm giác còn chưa kịp nghỉ tết nữa. Mình chỉ ước gì thời gian quay trở lại ngày đầu tiên nghỉ tết”, Sơn chia sẻ.Dù luôn hoài niệm về những ngày đầu của kỳ nghỉ tết nhưng Sơn cũng ý thức được đã đến lúc phải tiếp tục với công việc. Sơn tâm sự: “Cảm xúc bịn rịn, lưu luyến xuất hiện từ lúc trước hôm vào lại thành phố và kéo dài cho đến khi lên xe. Thế nhưng, khi đã đến thành phố thì cảm xúc đó dần tan biến. Mình tự nhủ rằng cố gắng làm việc để năm sau lại được đón một cái tết sung túc hơn”.Choáng: Vàng SJC tiến lên 90 triệu đồng/lượng
Giá vàng hôm nay 24.3.2024: Sau 3 ngày người mua đã lỗ 4 triệu đồng
Các tiểu thương, sau nhiều ngày buôn bán chật vật, buộc phải giảm giá sâu đến 50-75%, thậm chí chấp nhận "xả hàng" vào tối muộn với hy vọng vớt vát được chút vốn cuối cùng. Một số người may mắn tranh thủ giờ này để mua hoa giá rẻ, nhưng phía sau đó là nỗi buồn của những người bán, những người đã đổ công sức chăm sóc cả năm trời.Nhiều tiểu thương, vì không muốn bị ép giá, chọn cách chặt bỏ những cành đào, gom thành đống ngay trên vỉa hè, quyết không bán rẻ dù phải chịu lỗ. Với họ, việc chấp nhận bán phá giá không chỉ là một thất bại trong kinh doanh mà còn tạo tiền lệ xấu cho những năm sau. Những cây hoa có thể trồng lại được thì được mang về vườn, nhưng phần lớn bị bỏ lại hoặc đem về nhà để chưng cho qua tết.Hình ảnh các chậu đào, quất, và hoa tết bị bỏ lại ven đường đã trở nên quen thuộc ở Hà Nội vào những ngày cuối năm. Tuy nhiên, đằng sau sự "xả hàng" này là một gánh nặng lớn cho những người làm vệ sinh môi trường. Những cành hoa, chậu cảnh bị bỏ lại chất thành đống lớn, không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn đòi hỏi nhiều công sức thu gom, xử lý trong những ngày sát tết. Năm nay, trong bối cảnh khó khăn kinh tế, nhiều người dân chờ đến sát ngày để mua hoa giá rẻ, khiến tình hình buôn bán thêm phần ảm đạm. Những tiểu thương bám trụ đến chiều muộn, nhưng đến 5-6 giờ tối, phần lớn cũng phải thu dọn về nhà, mang theo những hy vọng mong manh về một năm sau tốt đẹp hơn.
Ngày 23.2, Liên Chi hội Da liễu TP.HCM phối hợp Trung tâm u máu, Bệnh viện đại học Y Dược TP.HCM; bộ môn da liễu, Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức hội nghị khoa học “Cập nhật chẩn đoán và điều trị các bệnh da khó hiện nay”.BS Lư Huỳnh Thanh Thảo, Phó trưởng khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết, điều trị nám má kèm tai biến do kem trộn là trường hợp khó khăn của ngành da liễu.Theo BS Thanh Thảo, rám má (nám má, sạm da…) là trường hợp tăng sắc tố da thường gặp, chủ yếu xuất hiện ở nữ, nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (chiếm 30%). Điều trị bệnh này còn nhiều khó khăn vì cơ chế bệnh sinh nám má rất phức tạp.BS Thanh Thảo nhấn mạnh, tai biến do kem trộn luôn có tình trạng giãn mạnh, đỏ da. Bệnh nhân phải sử dụng thuốc bôi và thuốc uống trong một thời gian dài.BS Thanh Thảo cho hay, kem trộn có thành phần Corticoid (thành phần nguy hiểm đối với da), có tác dụng làm trắng da cấp tốc, hiệu quả trong vài ngày hoặc vài tuần. Khi sử dụng lâu dài sẽ bị teo da, giãn mao mạch, tăng nhạy cảm ánh sáng; nám tái phát mạnh hơn khi ngừng sử dụng; tăng nguy cơ nhiễm trùng da do giảm miễn dịch.Trong kem trộn còn có thành phần rất độc hại như chì, có tác dụng làm da sáng giả tạo do gây lắng đọng kim loại trên da. Người bệnh sẽ nhiễm độc chì, da xỉn màu, thâm sạm khi ngừng sử dụng. Chất này tích tụ trong cơ thể, gây mất trí nhớ, suy giảm thần kinh.Để chữa trị bệnh này, trước tiên, người bệnh cần ngừng sử dụng kem trộn và tăng cường phục hồi da để giảm tình trạng viêm. Phục hồi hàng rào bảo vệ da là bước bắt buộc trước khi trị nám. Cần sử dụng các thành phần phục hồi da không gây kích ứng.Người bệnh nên chọn các sản phẩm dịu nhẹ, tránh các hoạt chất mạnh như chứa cồn, retinoid mạnh… Thời gian phục hồi ít nhất 4 tuần đến 8 tuần trước khi bắt đầu trị nám. Sau khi da không còn đỏ rát, có thể bắt đầu điều trị nám.Bàn về thẩm mỹ da cho người mắc bệnh da viêm mạn tính, TS-BS Trần Nguyên Ánh Tú, Trưởng khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết, nhu cầu thẩm mỹ ở người mắc bệnh da viêm mạn tính là chính đáng và ngày càng phổ biến. “Người bệnh không chỉ mong muốn giảm ảnh hưởng của bệnh lý mà còn về mặt thẩm mỹ. Bác sĩ chuyên ngành da liễu cần quan tâm nhiều hơn về mặt thẩm mỹ”, TS-BS Trần Nguyên Ánh Tú nói.Theo TS-BS Trần Nguyên Ánh Tú, tiếp cận điều trị thẩm mỹ ở người mắc bệnh da viêm mạn tính cần lưu ý: có gây khởi phát, làm nặng bệnh da nền không; có tăng tai biến của phương pháp thẩm mỹ không; có thay đổi hiệu quả điều trị do bệnh da nền không.BS Hoàng Văn Minh, Trung tâm u máu (Bệnh viện đại học Y Dược TP.HCM) cho biết, bớt đen bẩm sinh, bớt đỏ rượu vang, bớt thượng bì dạng cóc… là những bệnh da liễu nan giải.Theo BS Hoàng Văn Minh, dạng bệnh này tuy dễ chẩn đoán nhưng khó điều trị. Cách điều trị thông thường là phẫu thuật hoặc không phẫu thuật. Tuy nhiên, có những vị trí không thể thực hiện phẫu thuật. Di chứng của bệnh khiến bệnh nhân ám ảnh tâm lý nặng nề.BS Hoàng Văn Minh cho hay, hiện nay tại Trung tâm u máu, Bệnh viện đại học Y Dược TP.HCM đã có phương pháp điều trị các bệnh da liễu khó, hiệu quả lên đến 70%. Thậm chí, khi bệnh nhân trang điểm sẽ không nhìn thấy vết bớt.Phát biểu tại chương trình, PGS-TS-BS Nguyễn Trọng Hào, Chủ tịch Liên Chi hội Da liễu TP.HCM cho biết: “Cũng như các chuyên ngành khác, chuyên ngành da liễu cũng có những thách thức trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh da phức tạp, bệnh da do rối loạn di truyền hiếm gặp… Chương trình sẽ là diễn đàn y khoa lớn để các chuyên gia hàng đầu thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm thực hành, tìm ra phương pháp điều trị phù hợp”.
Đối tác xa như đồng minh gần
Tiêu và cà phê là cặp đôi sản phẩm chủ lực của người dân Tây nguyên và miền Đông Nam bộ. Thông thường những năm trước giá tiêu thường cao gấp đôi giá cà phê. Sau khi thu hoạch và bán cà phê, người dân thường dùng tiền trữ tiêu kiếm lời. Tuy nhiên vào tháng 4, giá cà phê tăng vọt có thời điểm cao gấp 2 - 3 lần các năm trước và bỏ xa giá tiêu đến 30.000 - 40.000 đồng/kg. Từ đầu tháng 5, giá cà phê quay đầu giảm còn giá tiêu tiếp tục tăng nhanh vượt mốc 100.000 đồng/kg rồi tiếp tục ghi kỷ lục mới 112.000 - 113.000 đồng/kg; cao hơn giá cà phê khoảng 10.000 đồng/kg.